Tên viết tắt của các tổ chức Quốc tế
- 1. UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 2. WHO là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 3. UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 4. FAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 5. WWF là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 6.WTO là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 7. IPCC là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 8. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 9. AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào?
- 10. PATA là tên gọi viết tắt của tổ chức nào?
- 11. NAFTA là tên viết tắt của tổ chức nào?
Thông thường tên các tổ chức Quốc tế đều được viết tắt, chúng ta thường hay bắt gặp những tên viết tắt này trên các trang báo hay tạp chí. Tuy nhiên, chắc hẳn có nhiều người không biết chính xác tên đầy đủ bằng tiếng Anh của các tổ chức đó.
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các tên viết tắt của các tổ chức Quốc tế mà chúng ta thường gặp nhất. Cùng tham khảo nhé!
Tên viết tắt của các tổ chức Quốc tế
1. UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào?
UNESCO là tên viết tắt của tổ chức United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, có tên tiếng Việt là Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.
Unesco = United Nations Educational Scientific and Cultural Organization = Là tổ chức giáo dục, khoa học và Văn hóa.
Unesco được thành lập ngày 16/11/1945, có trụ sở chính tại Paris (Pháp). Hiện nay, Unesco có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên, hầu hết các văn phòng làm việc với 3 hoặc nhiều hơn trong cùng khu vực.
a) Mục tiêu của Unesco:
Mục tiêu của Unesco là góp phần xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hóa thông qua giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông và thông tin.
Các quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc có quyền gia nhập Unesco, còn các quốc gia khác cũng có thể nếu được hai phần ba thành viên Hội đồng chấp hành giới thiệu và được Đại hội đồng có mặt tán thành.
b) Nhiệm vụ của Unesco
Vai trò của Unesco là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với nhiệm vụ thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo.
2. WHO là tên viết tắt của tổ chức nào?
WHO là tên viết tắt của tổ chức World Health Organization, có tên Tiếng Việt là Tổ chức Y tế Thế Giới.
Who = World Health Organization = Là tổ chức Y tế thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được thành lập ngày 7 tháng 4 năm 1948 với tư cách là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống Liên Hiệp Quốc.
Tính tới thời điểm năm 2015, tổ chức y tế thế giới đang có 194 thành viên. Mỗi năm vào tháng 5 ở Geneva, Thụy Sĩ (trụ sở chính của WHO) sẽ diễn ra kỳ họp với mục đích đưa ra những quyết định tối cao với sự tham gia của toàn bộ các thành viên.
a) Nhiệm vụ của WHO
Điều hoà các hoạt động y tế và chăm lo sức khoẻ cho con người trên phạm vi toàn thế giới; hợp tác với các cơ quan của Liên hợp quốc và các chính phủ tìm cách nâng cao sự hiểu biết trong lĩnh vực y tế, giúp đỡ kĩ thuật cho các nước trong việc bảo vệ sức khoẻ cho con người.
b) Mục tiêu của WHO:
Vai trò và mục tiêu Who đã đưa ra những định hướng nhất định để nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh, tử vong quá cao, nhất là với các quốc gia kém phát triển.
- Giảm những tác nhân gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như hành vi, xã hội, kinh tế, môi trường. Thay vào đó là cổ vũ những lối sống tích cực.
- Tạo ra một hệ thống y tế đảm bảo chất lượng từ đó giúp nâng cao sức quả của đại bộ phận cư dân trên thế giới.
- Đưa ra những chính xác, thể chế thuận lợi để ngành y tế phát triển. Tiếp tục đưa ra chính sách để môi trường, xã hội, kinh tế cùng phát triển.
3. UNICEF là tên viết tắt của tổ chức nào?
UNICEF là tên viết tắt của tổ chức United Nations Children's Fund, có tên Tiếng Việt là Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc.
Unicef = United Nations Children's Fund = Là Quỹ nhi đồng liên hiệp Quốc
Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc là Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới.
Unicef được thành lập ngày 11 tháng 12 năm 1946, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ/LHQ) đã thông qua nghị quyết 57 (I) thành lập Quỹ cứu trợ trẻ em khẩn cấp (United Nations International Children's Emergency Fund) – viết tắt là UNICEF, với mục đích ban đầu là cung cấp viện trợ khẩn cấp cho trẻ em châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Vai trò của tổ chức Unicef:
- Cung cấp lương thực cần thiết cho trẻ: Đối với những vùng bị nạn đói và không có đủ lương thực, Unicef sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp các bữa ăn cho trẻ, đồng thời trẻ sẽ được cân và đo để theo dõi mức tăng trưởng và dinh dưỡng.
- Mang lại giáo dục và kiến thức: Unicef cũng khuyến khích, đảm bảo cho sự giáo dục cho tất cả trẻ em. Khi trẻ em được giáo dục khi lớn lên sẽ có tư duy tốt hơn để có thể trở thành một công dân tốt hơn.
- Tiêm chủng và ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ: Đảm bảo tất cả trẻ em đều được tiêm chủng để chống lại các bệnh thông thường ở trẻ em, Unicef còn ngăn chặn sự lây lan của bệnh HIV/AIDS ở những người trẻ tuổi.
- Đảm bảo quyền trẻ em trên toàn thế giới: Tổ chức Unicef luôn duy trì công ước về quyền trẻ em, đảm bảo sự bình đẳng cho những người bị phân biệt đối xử, đặc biệt là phái nữ.
b) UNICEF Việt Nam
UNICEF Việt Nam là một trong 190 văn phòng của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc trên toàn thế giới và thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức LHQ khác tại Việt Nam. Được định hướng bởi Công ước của LHQ về Quyền trẻ em, UNICEF có một sứ mệnh phổ quát là thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi - đặc biệt là những em khó tiếp cận và có nhiều nguy cơ nhất.
CÁC TỪ VIẾT TẮT TÊN TỔ CHỨC THẾ GIỚI
4. FAO là tên viết tắt của tổ chức nào?
FAO là tên viết tắt của tổ chức Food and Agriculture Organization of the United Nations, có tên Tiếng Việt là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc.
FAO = Food and Agriculture Organization of the United Nations = Là tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp Quốc
Tổ chức FAO được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Năm 1951, trụ sở chính của FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý.
a) Mục tiêu cơ bản của FAO:
- Nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên.
- Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản.
- Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói.
b) FAO tại Việt Nam
Việt Nam gia nhập FAO từ năm 1950 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Năm 1955 chuyển sang Việt Nam Cộng hòa rồi CHXHCN Việt Nam từ năm 1975 nhưng đến năm 1978, FAO mới chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội.
Trong hơn 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực: hỗ trợ của FAO đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và lương thực ở Việt Nam một cách có hiệu quả và thu được những thành tựu to lớn.
Cho đến nay, FAO đã giúp Việt Nam thực hiện hơn 100 dự án tập trung vào các lĩnh vực lập chính sách, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, an ninh lương thực, dinh dưỡng. Tổng số tiền viện trợ trị giá trên 100 triệu USD.
5. WWF là tên viết tắt của tổ chức nào?
WWF là tên viết tắt của tổ chức World Wide Fund For Nature, có tên Tiếng Việt là: Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên. Đây là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới về bảo vệ thiên nhiên.
WWF = World Wide Fund For Nature = Là tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) được thành lập ngày 11 tháng 9 năm 1961 tại Thụy Sĩ, với tên ban đầu là World Wildlife Fund. Năm 1986, nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập cùng việc hoạt động mở rộng phạm vi nên WWF quyết định đổi tên thành World Wide Fund For Nature; tuy nhiên vẫn giữ nguyên tên cũ ở Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada.
Ngày nay, WWF có chi nhánh tại 59 quốc gia trên thế giới.
a) Mục tiêu của tổ chức WWF
- WWF mong muốn giảm bớt sự tàn phá thiên nhiên toàn cầu để xây dựng một tương lai mà con người sống hòa hợp cùng thiên nhiên.
- Bảo tồn sự đa dạng sinh học của thế giới.
- Đảm bảo duy trì sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh.
- Xúc tiến việc giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiêu thụ lãng phí.
b) WWF Việt Nam
Từ thập niên 90 cho đến nay, WWF đã hợp tác với chính phủ Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nỗ lực trong các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai. Với việc tài trợ và thực hiện các chương trình với mục đích duy trì, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.
WWF Việt Nam là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các dự án của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên tại Việt Nam.
6.WTO là tên viết tắt của tổ chức nào?
WTO là tên viết tắt của tổ chức World Trade Organization, có tên tiếng Việt là Tổ chức Thương mại Thế giới.
WTO = World Trade Organization = Là tổ chức thương mại thế giới
Đây là một tổ chức quốc tế, có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tính đến năm 2005, WTO có 149 nước. Việt Nam gia nhập vào WTO năm 2006 và là thành viên thứ 150 của WTO.
a) WTO có các chức năng sau:
- Quản lý việc thực hiện các hiệp định của WTO
- Diễn đàn đàm phán về thương mại
- Giải quyết các tranh chấp về thương mại
- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia
- Trợ giúp kỹ thuật và huấn luyện cho các nước đang phát triển
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác
b) Nhiệm vụ của WTO:
WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
7. IPCC là tên viết tắt của tổ chức nào?
IPCC là tên viết tắt của Tổ chức Intergovernmental Panel on Climate Change, có tên Tiếng Việt là Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu. Đây là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra.
IPCC = Intergovernmental panel On Climate Change = Là ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
IPCC được thành lập vào năm 1988 bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP).
a) Mục tiêu của IPCC:
Mục tiêu của UNFCCC là “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ cho phép, ngăn chặn sự can thiệp của con người với hệ thống khí hậu”. Báo cáo đánh giá thứ năm của IPCC là báo cáo khoa học quan trọng góp phần vào Thỏa thuận Paris của UNFCCC năm 2015.
b) Hoạt động:
IPCC tập trung các hoạt động của mình vào các nhiệm vụ được phân bổ bởi Hội đồng điều hành WMO và các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị UNEP cũng như các hành động hỗ trợ quá trình UNFCCC. Mặc dù việc chuẩn bị các báo cáo đánh giá là một chức năng chính của IPCC, nó cũng hỗ trợ các hoạt động khác, như Trung tâm phân phối dữ liệu và Chương trình kiểm kê khí nhà kính quốc gia, theo yêu cầu của UNFCCC.
8. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào?
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức Association of South East Asian Nations, có tên Tiếng Việt là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Đây là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
ASEAN = Association of South East Asian Nations = Là hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
a) Lịch sử hình thành
Tổ chức ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.
Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm 1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (trừ Đông Timor và Papua New Guinea chưa kết nạp, hiện đang giữ vai trò quan sát viên).
Việt Nam tham gia vào ASEAN vào năm 1995.
b) Vai trò của ASEAN
ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới.
ASEAN là nhân tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực. Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao.
ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực như: Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hoà Bình, Tự do và Trung Lập (ZOPFAN) năm 1971
ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông, ổn định tình hình chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, giảm căng thẳng và đối đầu giữa các lớn như Trung Quốc và Mỹ.
c) Mục tiêu của ASEAN
Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.
9. AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào?
AFTA là tên viết tắt của tổ chức ASEAN Free Trade Area, có tên Tiếng Việt là Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. Đây là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN.
AFTA = Asean Free Trade Area = Là khu vực mậu dịch tự do Asean
Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
a) Lịch sử ra đời
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội.
Vì thế, để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).
b) Mục đích của AFTA
Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
10. PATA là tên gọi viết tắt của tổ chức nào?
PATA là tên viết tắt của tổ chức Pacific Asia Travel Association, có tên Tiếng Việt là Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương.
PATA = Pacific Asia Travel Association = Là hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương
Đây là một hiệp hội phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1951, và được quốc tế công nhận vì đóng vai trò như một nhân tố kích thích cho sự phát triển có trách nhiệm của du lịch và dịch vụ lữ hành trong phạm vi khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
a) Chức năng của PATA
PATA là tổ chức quốc tế có uy tín cao trên thế giới với sự tham gia của trên 2.100 thành viên và 82 Chi hội. Chức năng chính của PATA là phát triển sản phẩm và hỗ trợ xúc tiến du lịch vì mục tiêu phát triển lâu dài của ngành lữ hành và của các hội viên.
Các cơ quan quản lý, kinh doanh, đào tạo du lịch ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều có thể dễ dàng tham gia PATA. Hiệp hội hoạt động theo điều lệ được thảo luận và thông qua bởi tất cả các thành viên, bảo đảm thông tin, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này…
Tôn chỉ hoạt động của PATA là kết nối, phát triển sản phẩm và hỗ trợ quảng bá xúc tiến du lịch hướng tới mục tiêu phát triển du lịch phạm vi khu vực, cũng như của mỗi thành viên một cách hiệu quả và bền vững.
b) Hiệp hội PATA tại Việt Nam
Việt Nam gia nhập Hiệp hội PATA và thành lập Chi hội PATA Việt Nam năm 1994. Hoạt động của Chi hội PATA Việt Nam luôn có cơ hội đồng hành, gắn kết với những hoạt động hợp tác quốc tế của Tổng cục Du lịch khi Chủ tịch Chi hội luôn là 1 Lãnh đạo Tổng cục Du lịch; Tổng thư kí hoặc Phó Tổng thư kí là Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
Trải qua 25 năm hoạt động, từ chỗ ban đầu chỉ có 19 hội viên, đến nay Chi hội đã kết nạp được hơn 200 hội viên, là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận tải… trên cả nước, liên kết tự nguyện nhằm tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác, gắn kết với các đối tác khu vực và thế giới trong Ngôi nhà chung PATA; phù hợp với qui định luật pháp Việt Nam, cũng như điều lệ của Hiệp hội.
11. NAFTA là tên viết tắt của tổ chức nào?
NAFTA là tên viết tắt của North America Free Trade Agreement, có tên Tiếng Việt là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Đây là hiệp định thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico, ký kết ngày 12/8/1992, hiệu lực từ ngày 1/01/1994.
NAFTA = North America Free Trade Agreement = Là Hiệp định thương mại tư do Bắc Mỹ
a) Nội dung của hiệp định
Nội dung của hiệp định NAFTA là giúp cho kinh tế của 3 nước Mỹ, Canada và Mexico được dễ dàng. Cụ thể là việc Mỹ và Canada có thể dễ dàng chuyển giao công nghệ sang Mexico và Mexico cũng dễ dàng chuyển giao nguồn nhân lực sang hai nước kia. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU, AFTA ...
b) Mục đích Hiệp Định
Mục đích của NAFTA là làm cho Bắc Mĩ trở thành khu vực kinh tế thương mại phát triển, làm đối trọng với Liên minh châu Âu và các khối kinh tế khác.
>> Các bạn xem thêm vietcombannk viết tắt là gì
Trên đây là Tên viết tắt của các tổ chức quốc tế, hy vọng thông qua bài viết này các bạn có nhiều thông tin hữu ích.