Định nghĩa các loại tần số 39hz, 50hz, 60hz, tần số quét là gì?
Tần số là thuật ngữ thường gặp và được nhắc đến nhiều nhất khi nói về các loại sóng và hình thức truyền tin. Tùy vào từng lĩnh vực ứng dụng mà tần số có những định nghĩa khác nhau như tần số dòng điện, tần số âm thanh, tần số máy quét, tần số 39Hz,…
Tần số là gì?
Vậy tần số là gì? Đơn vị đo của tần số là gì? Hz là đơn vị gì? Tần số máy quét hz là gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm tần số và những định nghĩa liên quan.
1. Tần số là gì?
Tần số là có thể hiểu một cách đơn giản thì tần số là số lần của một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian. Để tính tần số, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng và chia cho khoảng thời gian đã chọn.
1.1 Hz là gì?
Hz là đơn vị đo của tần số, hz là viết tắt của từ Hertz hay còn được gọi là héc. Đây là tên gọi được đặt theo tên nhà vật lý người đức Heinrich Rudolf Hertz – cha đẻ của kết quả nghiên cứu phát sóng và nhận sóng radio.
Đơn vị đo Hertz cho biết số lần dao động thực hiện được trong 1 giây. Công thức tính hz là: 1 Hz = 1 / s
Các đơn vị đo tần số thông dụng khác của Hz gồm:
- 1KHz=1000 Hz
- 1 MHz=1000000 Hz
- 1 GHz=1000000000 Hz
- 1THz=1000000000000 Hz
1.2 Tần số quét hz là gì?
Tần số quét thường được sử dụng nhiều trong các thông số kỹ thuật của thiết bị điện tử như màn hình như tivi, smartphone, laptop, máy tính bảng,… Các loại màn hình LCD hay màn hình LED cũng đều có tần số quét.
Tần số quét hz hay còn được gọi là tần số máy quét màn hình, hiểu một cách nôm na là số lượng khung hình mà mắt bạn nhận được từ màn hình trong vòng 1 giây.
Ví dụ tần số máy quét màn hình 60Hz nghĩa là mắt bạn nhận được 60 khung hình/ 1 giây. Hoặc trong 1 giây, tivi xuất hiện 50 hình ảnh thì có nghĩa là tần số quét lúc này là 50Hz.
Tần số quét càng cao thì chất lượng hình ảnh càng nét, màu sắc sắc xảo. Do đó khi lựa chọn những thiết bị điện tử bạn cần lưu ý lựa chọn những dòng sản phẩm có tần số máy quét cao để có thể xem được những hình ảnh rõ nét, mịn và các chuyển động ảnh mượt hơn.
- Tần số quét tivi thường khoảng 100Hz, 120Hz hay 200Hz.
- Tần số quét laptop thường khoảng 60Hz, 120Hz, 144Hz.
1.3 Tần số 39hz là gì?
Tần số 39Hz là tần số nằm trong ngưỡng con người có thể nghe thấy được từ khoảng 20Hz đến 20.000Hz. Trong đó:
- Tần số dưới 20Hz là hạ âm, dù không thể nghe được nhưng con người vẫn cảm nhận được
- Tần số trên 20.000Hz là siêu âm, chúng ta cũng không thể nghe được ở mức tần số này nhưng vẫn cảm nhận được.
Đồng thời tần số 39Hz còn là tần số kêu của cá voi xanh (dao động trong khoảng từ 10Hz đến 39Hz).
1.4 Tần số 50hz là gì?
Tần số 50Hz là tần số được sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện. Tần số 50Hz được hiểu là mỗi 1/50 giây thì một hiện tượng sẽ quay về trạng thái trước đó và tiếp tục lặp lại.
Tần số càng lớn thì hiện tượng lặp lại càng nhanh, chất lượng của các thiết bị có tần số lớn càng cao.
Bạn sẽ thường gặp tần số 50Hz ở các thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, bóng đèn… với ký hiệu tần số thường là: 110V-50Hz hoặc 220V-50Hz…
2. Thiết bị 60hz dùng điện 50hz được không?
Tần số 50Hz và tần số 60Hz đều sử dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử. Tần số 60Hz là sự lặp lại của dòng điện với chu kỳ 60 lần trên một giây. Có nghĩa là cứ 1/60 giây thì dòng điện quay vể trạng thái trước đó. Nhanh hơn so với tần số 50Hz là 10s.
Vậy những thiết bị 60Hz dùng điện 50Hz được không. Câu trả lời là có, bởi vì: Thông thường các thiết bị không bao giờ hoạt động với 100% công suất, thường chỉ đạt từ 80% đến 85%. Khi đó điện áp 50Hz vẫn đủ điện áp đầu vào cho thiết bị hoạt động.
Tuy nhiên, với tần số 50Hz các thiết bị thường hoạt động ở trạng thái tải thấp. Nếu tải cao thì không đủ điện áp để hoạt động với công suất ban đầu, thiết bị sẽ rất dễ bị nóng và ảnh hưởng đến chất lượng. Do đó sử dụng tạm thời thì có thể được nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ thiết bị.
Như vậy, thiết bị 60hz dùng điện 50hz hoàn toàn có thể nhưng chúng tôi khuyến kích bạn nên sử dụng đúng tần số điện áp của thiết bị sẽ càng tốt hơn.
3. Cách tính công suất dòng điện
Trong mỗi thiết bị điện trong gia đình đều có ghi các thông số kỹ thuật như công suất, công suất điện tiêu thụ… Trong đó, công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công việc của người hoặc máy. Coogn suất được xác định bằng công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.
3.1 Công thức tính công suất
Công thức tính công suất là: P =A/t
Trong đó:
- P: công suất được đo bằng (Jun/giây (J/s) hoặc Oát (W)
- A: công thực hiện (N.m hoặc J)
- T: thời gian thực hiện công (s)
- Cách quy đổi sang W: 1KW= 1000W, 1MW= 1.000.000W
3.2 Công thức tính công suất dòng điện
Công thức tính công suất điện xoay chiều: P = U.Icos(φu– φi) = UIcosφ
Trong đó:
- P: công suất của mạch điện xoay chiều (W)
- U: điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch điện xoay chiều (V)
- I: cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A)
- cos φ: hệ số công suất của đoạn mạch xoay chiều
3.2 Điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều
Điện năng tiêu thụ của mạch điện xoay chiều được tính bằng công thức: W = P*t
Trong đó:
- W: điện năng tiêu thụ (công của mạch điện) (J)
- P: công suất mạch điện (W)
- t: thời gian sử dụng điện (s)
Để đo điện năng tiêu thụ của tất cả các thiết bị điện trong mạch điện xoay chiều, người ta sử dụng công tơ điện. Lúc này, điện năng tiêu thụ được tính theo đơn vị là kWh (số điện): 1 số điện = 1kWh = 1000(W).3600(s) = 3 600 000 (J).
4. Cách tính công suất máy phát điện
Khi có nhu cầu sử dụng máy phát điện bạn cần căn cứ vào công suất của máy và nhu cầu sử dụng điện dự phòng mà lựa chọn dòng sản phẩm máy phát điện phù hợp, để vừa phục vụ tốt công việc, vừa tiết kiệm chi phí.
4.1 Công suất máy phát điện là gì?
Công suất của máy phát điện là thông số được nhà sản xuất quy định trên các thiết bị máy phát điện giúp người sử dụng xác định công suất vận hành của máy được điện năng cần tiêu thụ là bao nhiêu mỗi tháng để có thể lựa chọn dòng máy với công suất phù hợp, đáp ứng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp.
Đơn vị đo của công suất máy phát điện là Kilo Volt-Ampere viết tắt Kva. Đây là đơn vị quy chuẩn chung trên toàn thế giới cho máy phát điện.
4.2 Công suất máy phát điện dự phòng là gì?
Công suất máy phát điện dự phòng là công suất tối đa mà máy phát điện có thể đáp ứng dưới điều kiện hoạt động định kỳ cho phép.
Hiện nay, máy phát điện có thể có khả năng cung cấp tải trong trường hợp mất điện hay trong điều kiện chạy 200 giờ mỗi năm, với các quy trình bảo dưỡng được tiến hành theo định kỳ.
4.3 Công suất máy phát điện liên tục là gì?
Công suất máy phát điện liên tục là công suất của máy có khả năng cung cấp liên tục, không giới hạn số lần chạy mỗi năm, với các quy trình và bảo dưỡng chu đáo được tiến hành theo quy định của nhà sản xuất.
Công suất này cho phép máy chạy liên tục 24/24, thường được quy định bởi nhà sản xuất, công suất này được dùng cho các thiết bị có tải ổn định.
4.4 Cách tính công suất máy phát điện đúng
Công thức tính công suất mát phát điện 1 pha (đơn vị tính là Kva): P= (I*U)/1000
Trong đó:
- P: là công suất
- I: là cường độ dòng điện
- U: hiệu điện thế (Điện áp)
Công thức tính công suất mát phát điện 3 pha (đơn vị tính là Kva): P= (I*U*1.73)/1000
Trong đó:
- P: là công suất
- I: là cường độ dòng điện
- U: hiệu điện thế (Điện áp)
- 1.73: là hệ số công suất của hệ thống điện xoay chiều
Với những thông tin bài viết về tần số, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị.
>> Các bạn xem thêm cách tính lượng dầu tiêu thụ máy phát điện